Nhắc đến cái tên Ba Huân là nhớ ngay đến những vỉ trứng gà tươi ngon được sản xuất theo quy trình khép kín. Cùng chúng tôi tìm hiểu hành trình đi lên từ những gánh trứng đến xưởng sản xuất cực lớn của Ba Huân nhé!

Giới thiệu về Ba Huân

Công ty CP Ba Huân là một trong những nhà cung cấp trứng sạch hàng đầu tại Việt Nam. Với vốn đầu tư hơn 30 tỉ đồng cho hệ thống xử lý và làm sạch trứng gia cầm bằng công nghệ hàng đầu Châu Âu, sản phẩm trứng sạch từ Công ty CP Ba Huân bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến an tâm về sức khỏe khách hàng.

Sản phẩm trứng sạch của Ba Huân gồm có:

  •  Trứng vịt sạch, trứng gà sạch.
  • Trứng vịt muối, trứng bắc thảo.
  • Trứng vịt lộn, trứng cút tươi.

Trứng sạch Ba Huân được phân phối rộng rãi trong các hệ thống Metro, Coopmart, Vissan. Hệ thống các siêu thị từ TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh Đông, Tây Nam Bộ. Nhà máy xử lý và làm sạch trứng gia cầm cùng hệ thống nhà kho được xây dựng trên diện tích hơn 12000m2.

23

Đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng cho chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, Công ty Cổ phần Ba Huân là doanh nghiệp dẫn đầu trên cả nước trong việc công nghiệp hóa các sản phẩm gia cầm. Công ty Ba Huân chiếm hơn 30% thị phần trứng thanh trùng tại thị trường Việt Nam. Không những thế, sản phẩm trứng của công ty còn được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Malaysia, Singapore. Hiện Công ty Ba Huân đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn bao gồm: Trang trại chăn nuôi gà lấy trứng công nghệ cao quy mô 18 ha, với tổng đàn 1 triệu con; Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ tại Tân Uyên – Bình Dương; Nhà máy xử lý trứng gia cầm quy mô 2 ha, công suất 185.000 trứng/ giờ tại Bình Chánh-TP. Hồ Chí Minh; nhà máy xử lý trứng gà công nghệ cao quy mô 2 ha, tổng vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng, công suất xử lý 65.000 trứng/giờ tại Phúc Hòa – TP. Hà Nội; Nhà máy chế biến thực phẩm quy mô 5 ha, tổng công suất 50 tấn/ngày tại Đức Hòa – Long An; Trang trại chăn nuôi gà lấy thịt công nghệ cao quy mô 30ha, tổng đàn 3 triệu con tại Long An. Cùng với sự phát triển kinh doanh, Công ty TNHH Ba Huân còn có chính sách hợp lý để người công nhân gắn bó hơn với doanh nghiệp cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác.

Hành trình xây dựng thương hiệu

Mới 16 tuổi, Phạm Thị Huân đã tiếp quản cơ nghiệp là những gánh trứng do mẹ cha để lại. Vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm, với sự nhạy bén với thị trường, dần dần người phụ nữ ấy đã xây dựng một nhà máy xử lý trứng hiện đại nhất Đông Nam Á với công suất 65.000 trứng/giờ và trở thành người tiên phong trong việc công nghiệp hóa ngành trứng gia cầm tại Việt Nam.

Sau hơn 50 năm kinh doanh, hơn 10 năm áp dụng công nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp ngành chăn nuôi gia cầm, đến nay Ba Huân đã khép kín quy trình sản xuất theo chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn theo tiêu chuẩn công nghệ cao với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Bà Phạm Thị Huân đã liên kết công ty với các nhà khoa học để thực hiện thí điểm thành công mô hình vịt siêu trứng an toàn sinh học và đang nhân rộng tại các địa phương. Tổ chức liên kết sản xuất thức ăn chăn nuôi giao cho bà con nông dân, sau đó nhận trứng về xử lý tiêu thụ. Chỉ đạo công ty tổ chức thực hiện các đề án chăn nuôi an toàn sinh học theo mô hình VietGAP và Công ty nhận giấy chứng nhận Chăn nuôi theo mô hình VietGAP.

Bà Ba Huân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng “Trang trại chăn nuôi gia cầm kỹ thuật cao” tại xã Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương là kết quả của quá trình phấn đấu hợp tác với Tập đoàn Hy-line của Mỹ, nhiều trang trại ở các tỉnh Bình Dương, Long An… đã nuôi giống gà này vì hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu và cho trứng chất lượng cao. Ngoài ra, công ty đang cung cấp 1 triệu trứng gia cầm/ngày trên địa bàn TPHCM, cung ứng 80% trứng muối cho các thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô, Bibica, Đồng Khánh, sản phẩm được xuất khẩu sang nhiều nước.

Bước ngoặt về chuyển đổi số

Theo thỏa thuận hợp tác được ký kết vào cuối tháng 9-2022, FPT sẽ tư vấn cho Công ty Ba Huân các giải pháp số phù hợp cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, gồm chăn nuôi, sản xuất, cung ứng. Bên cạnh đó, tư vấn cho công ty xây dựng sản phẩm, số hóa sản phẩm; quản trị sản xuất tự động; quản trị nguồn lực; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu…

24

Trong vòng 8 tháng kể từ ngày ký hợp đồng, FPT sẽ cùng Công ty Ba Huân hoàn thiện các giải pháp vận hành, giúp công ty nâng cao tính hiệu quả trong việc lập kế hoạch và quản lý vận hành mọi hoạt động. “Đây là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp (DN) có thể phát triển nhanh, mạnh gấp nhiều lần hiện tại và vươn ra khỏi phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Tôi đã ấp ủ tầm nhìn chiến lược này từ nhiều năm nay nhưng với đặc thù công ty gia đình, do anh chị em tôi quán xuyến thì chưa đủ nguồn lực để triển khai” – bà Phạm Thị Huân (tên thường gọi là bà Ba Huân) cho hay.

Trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng gay gắt, các tập đoàn nước ngoài không ngừng đầu tư mở rộng, tham gia sâu vào tất cả các khâu và đưa sản phẩm ra thị trường nhiều hơn, nếu DN nội chậm thay đổi sẽ đi lùi, chấp nhận mất thị phần vào tay DN ngoại. Điều này buộc Công ty Ba Huân phải hành động. “Năm 2020, tôi bàn với anh Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, về việc đưa công nghệ vào phát triển công ty. May mắn là tôi tìm được cộng sự ưng ý tham gia điều hành công ty nên đẩy nhanh tiến độ số hóa” – bà Huân thông tin.

Người mà bà Huân nhắc đến chính là ông Trần Việt Hưng – cổ đông vừa nhận chuyển giao hơn 25% cổ phần Công ty Ba Huân và nắm quyền điều hành công ty khoảng 1 năm nay.

Ý tưởng “Từ trang trại đến bàn ăn”

Ý tưởng “từ trang trại đến bàn ăn” được Ba Huân tư duy từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm xảy ra. Tất cả trứng của các nước khác đều bán được, còn trứng của nước mình phải hủy bỏ. “Trong khi người Việt khi đó con vịt, con gà là vật nuôi giúp xóa đói giảm nghèo, nên tôi rất thương nông dân. Họ đội tấm tơi cao su giữa trời mưa, chèo ghe ra lấy trứng, đếm trứng để bán lấy tiền về. Chân tay họ ướt át hết. Những hình ảnh đó theo tôi tới ngày hôm nay”.

Gần đây, bà Ba Huân mới chính thức xây dựng mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”, lập những trại gà giống như các tập đoàn nước ngoài để chăn nuôi khép kín. Bà Phạm Thị Huân đi các nước để học hỏi mô hình, đổi mới công nghệ, hướng tới sản phẩm xanh, an toàn.

Từ năm 2005 tới nay, Công ty Ba Huân có 5 máy nhập từ Hà Lan, máy làm xúc xích từ Tây Đức; máy xử lý, máy đập trứng muối… Ba Huân áp dụng quy trình chăn nuôi của Hà Lan, giúp giảm áp lực về nhân công rất lớn. Những sản phẩm trứng muối của Ba Huân nhờ vậy bước chân được vào các thị trường như Singapore và Australia…

 

Nong nghiep Previous post Vinamit
19 Next post Nữ doanh nhân Phạm Thị Huân